Sponsored
QUÝ VỊ CÓ THỂ PHÁT HIỆN KHUYẾT ĐIỂM CỦA CHÍNH MÌNH NHƯ THẾ NÀO?

Các Tịnh Tông đồng học chúng ta hiểu rõ rồi, quyết định chẳng làm chuyện ngốc nghếch. Ai nấy đều biết ẩn ác dương thiện, kẻ làm ác có lương tri sẽ nghĩ: “Ta làm ác, người khác đều tha thứ, cũng không đả động tới ta! Ta làm một tí chuyện tốt, họ đều tán dương”, từ từ đánh thức lương tâm của kẻ ấy, hắn bèn sửa đổi, quý vị đã giúp cho một người “quay đầu là bờ”.
Chúng ta hãy cẩn thận quan sát dụng tâm của chư Phật, Bồ Tát, sẽ dần dần hiểu rõ, muốn học tập Phật. Thật ra, đối với những kẻ làm nhiều chuyện lầm lỗi, chúng ta gặp họ, dùng tâm thái gì để đối đãi họ? Nếu dùng tâm thái của Phật, cảnh giới của chúng ta sẽ được nâng cao. Bởi lẽ, những người ấy làm lành hay làm ác cũng đều là thiện tri thức của chúng ta, đều có thể giúp cho chúng ta tiến bộ hơn.

Nho gia nói: “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư” (Ba người cùng đi, ắt có người là thầy ta). Ba người ấy là ai vậy? Chính mình là một, còn một người lành, một kẻ ác, hai người ấy đều là thầy của ta.
Ta trông thấy người lành, nghĩ ngợi: Người ta có thiện hạnh, ta có hay không? Nếu ta không có, hãy học tập theo người ấy; nếu đã có thì phải gìn giữ.
Kẻ làm ác cũng là thầy của ta, ta trông thấy, hãy suy nghĩ ta có phạm lỗi lầm ấy hay chăng. Hễ có, bèn sửa đổi; nếu không, hãy càng thêm gắng sức. Kẻ làm ác còn có ích cho chúng ta hơn người làm lành, vì sao? Trong khi tu sám hối, chư vị sẽ thấy: Ta tìm không được khuyết điểm của chính mình, dường như chính mình chẳng có khuyết điểm nào, thấy người khác toàn là khuyết điểm, chẳng thấy mình có một khuyết điểm nào hết!

Quý vị có thể phát hiện khuyết điểm của chính mình như thế nào? Thấy khuyết điểm của người khác, hãy hồi quang phản chiếu xem ta có [khuyết điểm ấy] hay không, sẽ tìm ra. Đó là đại ân nhân, chân thiện tri thức của chính mình.
Người ấy giúp quý vị sửa đổi, quý vị có thể nào chẳng cảm ơn người ấy hay chăng? Quý vị còn nói những điều sai quấy của kẻ ấy, đó là vong ân phụ nghĩa! Hãy cảm kích, tri ân, báo ân người ấy, thường hồi hướng công đức tu học của chính mình cho người ấy. Nếu không có người ấy, làm sao ta có thể tiến cao hơn? Nếu không do người ấy, làm sao biết chính mình còn có khuyết điểm?

Do vậy, trong Đàn Kinh, Lục Tổ đã nói rất hay: “Nếu người thật sự tu đạo, chẳng thấy lỗi người khác”. Không có lỗi! Giống như diễn tuồng, người ấy đóng vai phản diện, nhằm nhắc nhở ta, đâu phải là người ấy thật sự có khuyết điểm!
Chúng ta đối đãi với người ấy như Bồ Tát, người ấy không có khuyết điểm. Hành vi của người ấy đã giúp đỡ ta, khiến cho ta phát hiện lỗi lầm của chính mình. Chúng ta dùng tâm thái này, đó là Bồ Tát tâm, là Bồ Đề tâm.
Tổ sư đại đức bảo kẻ quên mất Bồ Đề tâm, dẫu tu hết thảy thiện pháp vẫn gọi là ma, chẳng phải là Phật. Chắc chắn Phật chẳng thể rời khỏi Bồ Đề tâm, chúng ta phải học tập điều này, thời thời khắc khắc đừng quên gieo trồng các cội đức.

Trích từ bài giảng Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 12
Pháp Sư Tịnh Không chủ giảng
Xin thường niệm :
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
QUÝ VỊ CÓ THỂ PHÁT HIỆN KHUYẾT ĐIỂM CỦA CHÍNH MÌNH NHƯ THẾ NÀO? Các Tịnh Tông đồng học chúng ta hiểu rõ rồi, quyết định chẳng làm chuyện ngốc nghếch. Ai nấy đều biết ẩn ác dương thiện, kẻ làm ác có lương tri sẽ nghĩ: “Ta làm ác, người khác đều tha thứ, cũng không đả động tới ta! Ta làm một tí chuyện tốt, họ đều tán dương”, từ từ đánh thức lương tâm của kẻ ấy, hắn bèn sửa đổi, quý vị đã giúp cho một người “quay đầu là bờ”. Chúng ta hãy cẩn thận quan sát dụng tâm của chư Phật, Bồ Tát, sẽ dần dần hiểu rõ, muốn học tập Phật. Thật ra, đối với những kẻ làm nhiều chuyện lầm lỗi, chúng ta gặp họ, dùng tâm thái gì để đối đãi họ? Nếu dùng tâm thái của Phật, cảnh giới của chúng ta sẽ được nâng cao. Bởi lẽ, những người ấy làm lành hay làm ác cũng đều là thiện tri thức của chúng ta, đều có thể giúp cho chúng ta tiến bộ hơn. Nho gia nói: “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư” (Ba người cùng đi, ắt có người là thầy ta). Ba người ấy là ai vậy? Chính mình là một, còn một người lành, một kẻ ác, hai người ấy đều là thầy của ta. Ta trông thấy người lành, nghĩ ngợi: Người ta có thiện hạnh, ta có hay không? Nếu ta không có, hãy học tập theo người ấy; nếu đã có thì phải gìn giữ. Kẻ làm ác cũng là thầy của ta, ta trông thấy, hãy suy nghĩ ta có phạm lỗi lầm ấy hay chăng. Hễ có, bèn sửa đổi; nếu không, hãy càng thêm gắng sức. Kẻ làm ác còn có ích cho chúng ta hơn người làm lành, vì sao? Trong khi tu sám hối, chư vị sẽ thấy: Ta tìm không được khuyết điểm của chính mình, dường như chính mình chẳng có khuyết điểm nào, thấy người khác toàn là khuyết điểm, chẳng thấy mình có một khuyết điểm nào hết! Quý vị có thể phát hiện khuyết điểm của chính mình như thế nào? Thấy khuyết điểm của người khác, hãy hồi quang phản chiếu xem ta có [khuyết điểm ấy] hay không, sẽ tìm ra. Đó là đại ân nhân, chân thiện tri thức của chính mình. Người ấy giúp quý vị sửa đổi, quý vị có thể nào chẳng cảm ơn người ấy hay chăng? Quý vị còn nói những điều sai quấy của kẻ ấy, đó là vong ân phụ nghĩa! Hãy cảm kích, tri ân, báo ân người ấy, thường hồi hướng công đức tu học của chính mình cho người ấy. Nếu không có người ấy, làm sao ta có thể tiến cao hơn? Nếu không do người ấy, làm sao biết chính mình còn có khuyết điểm? Do vậy, trong Đàn Kinh, Lục Tổ đã nói rất hay: “Nếu người thật sự tu đạo, chẳng thấy lỗi người khác”. Không có lỗi! Giống như diễn tuồng, người ấy đóng vai phản diện, nhằm nhắc nhở ta, đâu phải là người ấy thật sự có khuyết điểm! Chúng ta đối đãi với người ấy như Bồ Tát, người ấy không có khuyết điểm. Hành vi của người ấy đã giúp đỡ ta, khiến cho ta phát hiện lỗi lầm của chính mình. Chúng ta dùng tâm thái này, đó là Bồ Tát tâm, là Bồ Đề tâm. Tổ sư đại đức bảo kẻ quên mất Bồ Đề tâm, dẫu tu hết thảy thiện pháp vẫn gọi là ma, chẳng phải là Phật. Chắc chắn Phật chẳng thể rời khỏi Bồ Đề tâm, chúng ta phải học tập điều này, thời thời khắc khắc đừng quên gieo trồng các cội đức. Trích từ bài giảng Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 12 Pháp Sư Tịnh Không chủ giảng Xin thường niệm : A Di Đà Phật 🙏 A Di Đà Phật 🙏 A Di Đà Phật 🙏
Like
Love
6
0 Comments 0 Shares 490 Views 0 Reviews