Sponsored
TỊNH ĐỘ
TỊNH ĐỘ
Thân người chỉ là giả tạm, hãy buông bỏ tất cả. Đừng tham đắm thế gian, tiền tài , danh vọng. Khi lâm chung không mang theo được. Chỉ mang theo nghiệp đi đầu thai thôi. Hãy làm các điều lành để tạo nhân lành . Cũng nhau niệm phật a di đà để hết kiếp này được phật a di đà và thánh chúng đến tiếp dẫn về tây phương cực lạc. Vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi , sinh tử. Một đời thành phật quay lại ta bà cứu tất cả chúng sinh.
  • 77 people like this
  • 216 Posts
  • 209 Photos
  • 0 Videos
  • 0 Reviews 5.0
  • Other
Recent Updates
  • Hoà Thượng Tịnh Không
    “TÔI ĐÃ TỪNG DIỄN GIẢNG TRONG LUẬN ĐÀN Ở ÚC CHÂU. ĐẠI CHÚNG TRONG LUẬN ĐÀN TỔNG CỘNG CÓ 14 ĐOÀN THỂ TÔN GIÁO, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Ki Tô Giáo, Đạo Giáo…CHỈ CẦN TU TÂM THANH TỊNH PHÁT NGUYỆN VÃNG SANH A Di Đà Phật THẢY ĐỀU TIẾP DẪN BẠN”.
    Sự thù thắng của Tây Phương Cực Lạc ở ngay chỗ này. Cũng chính là A Di Đà Phật tiếp dẫn người, dùng lời hiện tại này của chúng ta mà nói, thế giới A Di Đà Phật rất hoan nghênh mọi người di dân đến bên đó định cư, thế nhưng điều kiện để di dân là tâm phải thanh tịnh.

    Dùng phương pháp gì để đạt đến tâm thanh tịnh đều được cả, niệm Phật cũng được, tham Thiền cũng được, học Giáo cũng được, trì chú cũng được.

    Bạn xem, phía sau ba bậc vãng sanh của chúng ta, thượng - trung - hạ ba phẩm là nói người niệm Phật, phía sau còn có một đoạn nói người tu học các pháp môn Đại thừa khác, chỉ cần tu đến tâm địa thanh tịnh, phát nguyện vãng sanh, tất cả đều có thể đi.

    A Di Đà Phật mở rộng cửa này, Ngài tuyệt nhiên không có nói “ngươi không niệm A Di Đà Phật thì ta không có rước ngươi”, không hề có đạo lý này. Chỉ cần tâm địa thanh tịnh, tùy tiện tu một pháp môn nào thảy đều được cả, đều có thể vãng sanh.

    Tôi đã từng diễn giảng trong luận đàn ở Úc châu. Đại chúng trong luận đàn tổng cộng có 14 đoàn thể tôn giáo, có Phật giáo, Đạo giáo, Ki Tô giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, tất cả đều có.

    Tôi liền nói với họ, không luận các vị tu học một tôn giáo nào, chỉ cần tu đến tâm thanh tịnh, phát nguyện vãng sanh thì A Di Đà Phật thảy đều tiếp dẫn bạn. Pháp của chúng ta là pháp bình đẳng, không có kỳ thị chủng tộc, không thể nói bạn tin theo Giê Su giáo thì A Di Đà Phật không hoan nghênh, không có đạo lý này.

    A Di Đà Phật rất là hoan nghênh, không luận là bạn tu pháp môn nào, không luận bạn tín ngưỡng tôn giáo nào, chỉ cần tu được tâm thanh tịnh, phát nguyện cầu vãng sanh, A Di Đà Phật đều sẽ đến tiếp dẫn.

    Pháp môn này rất tuyệt vời, không có bài xích, huống hồ chúng ta tu học tông phái khác nhau, vậy mới gọi là thật trang nghiêm. Cho nên, thế giới Tây Phương Cực Lạc trang nghiêm thù thắng không gì bằng.
    Nam Mô A Di Đà Phật
    Xin thường niệm Phật
    Hoà Thượng Tịnh Không “TÔI ĐÃ TỪNG DIỄN GIẢNG TRONG LUẬN ĐÀN Ở ÚC CHÂU. ĐẠI CHÚNG TRONG LUẬN ĐÀN TỔNG CỘNG CÓ 14 ĐOÀN THỂ TÔN GIÁO, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Ki Tô Giáo, Đạo Giáo…CHỈ CẦN TU TÂM THANH TỊNH PHÁT NGUYỆN VÃNG SANH A Di Đà Phật THẢY ĐỀU TIẾP DẪN BẠN”. 🍁Sự thù thắng của Tây Phương Cực Lạc ở ngay chỗ này. Cũng chính là A Di Đà Phật tiếp dẫn người, dùng lời hiện tại này của chúng ta mà nói, thế giới A Di Đà Phật rất hoan nghênh mọi người di dân đến bên đó định cư, thế nhưng điều kiện để di dân là tâm phải thanh tịnh. 🍀 Dùng phương pháp gì để đạt đến tâm thanh tịnh đều được cả, niệm Phật cũng được, tham Thiền cũng được, học Giáo cũng được, trì chú cũng được. 🍀 Bạn xem, phía sau ba bậc vãng sanh của chúng ta, thượng - trung - hạ ba phẩm là nói người niệm Phật, phía sau còn có một đoạn nói người tu học các pháp môn Đại thừa khác, chỉ cần tu đến tâm địa thanh tịnh, phát nguyện vãng sanh, tất cả đều có thể đi. 🍂 A Di Đà Phật mở rộng cửa này, Ngài tuyệt nhiên không có nói “ngươi không niệm A Di Đà Phật thì ta không có rước ngươi”, không hề có đạo lý này. Chỉ cần tâm địa thanh tịnh, tùy tiện tu một pháp môn nào thảy đều được cả, đều có thể vãng sanh. 📖 Tôi đã từng diễn giảng trong luận đàn ở Úc châu. Đại chúng trong luận đàn tổng cộng có 14 đoàn thể tôn giáo, có Phật giáo, Đạo giáo, Ki Tô giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, tất cả đều có. 🍀 Tôi liền nói với họ, không luận các vị tu học một tôn giáo nào, chỉ cần tu đến tâm thanh tịnh, phát nguyện vãng sanh thì A Di Đà Phật thảy đều tiếp dẫn bạn. Pháp của chúng ta là pháp bình đẳng, không có kỳ thị chủng tộc, không thể nói bạn tin theo Giê Su giáo thì A Di Đà Phật không hoan nghênh, không có đạo lý này. 🍀 A Di Đà Phật rất là hoan nghênh, không luận là bạn tu pháp môn nào, không luận bạn tín ngưỡng tôn giáo nào, chỉ cần tu được tâm thanh tịnh, phát nguyện cầu vãng sanh, A Di Đà Phật đều sẽ đến tiếp dẫn. 🍂 Pháp môn này rất tuyệt vời, không có bài xích, huống hồ chúng ta tu học tông phái khác nhau, vậy mới gọi là thật trang nghiêm. Cho nên, thế giới Tây Phương Cực Lạc trang nghiêm thù thắng không gì bằng. Nam Mô A Di Đà Phật Xin thường niệm Phật
    Like
    Love
    Yay
    Wow
    Sad
    12
    2 Comments 0 Shares 520 Views 0 Reviews
  • Chúng Ta Cùng Niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
    NHỮNG NGƯỜI TIN TƯỞNG PHÁP MÔN NIỆM PHẬT LÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ ĐẠI PHƯỚC BÁO.
    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa.
    Tập 139 Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.
    Bản ấy có câu này, [hàm nghĩa] trong quang minh hiện cõi nước, trong cõi nước hiện Phật, trong Phật quang có thể thấy các cõi nước của mười phương chư Phật. Điều này quá hy hữu, cảnh giới ấy là cảnh giới Hoa Nghiêm. Vì thế, cổ nhân nói: Kinh này được gọi là Trung Bổn Hoa Nghiêm là có lý, lời lẽ ấy chẳng phải là nói tùy tiện. Chúng ta nghĩ tới sự thù thắng trong thế giới Cực Lạc, điều ấy cũng có thể khơi gợi chúng ta, khiến cho chúng ta tin sâu, phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ. Chỉ cần sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, quý vị nhất định viên mãn Bồ Đề trong một đời, có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo, tức Vô Thượng Bồ Đề. Pháp môn này ai nấy đều có phần, bất luận căn tánh như thế nào, thật sự chịu tu, chịu tin và chịu tu, người ấy chẳng phải là phàm nhân. Đừng thấy người ấy hiện thời dường như thiếu học thức, chẳng biết chữ, là hạng ông già, bà cả, người ta thiện căn trong đời quá khứ sâu dầy. Nếu không, người ấy vừa nghe, vừa thấy, vì sao liền tin tưởng? Vì sao có lắm kẻ đọc bộ kinh này vẫn nửa tin, nửa ngờ? Người này chẳng biết chữ, chưa hề niệm kinh, quý vị dạy người ấy niệm A Di Đà Phật, người ấy liền tin tưởng, lạ lùng thay! Thật ra, nếu quý vị thâm nhập kinh tạng, sẽ chẳng thấy kỳ quái. Trong đời quá khứ, trong A Lại Da Thức [của người ấy] đã có căn, đã có chủng tử Phật pháp sâu dầy, tương ứng với Tịnh Tông, nên mới có hiện tượng ấy. Người ấy chắc chắn thành tựu trong một đời.
    Chúng Ta Cùng Niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. NHỮNG NGƯỜI TIN TƯỞNG PHÁP MÔN NIỆM PHẬT LÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ ĐẠI PHƯỚC BÁO. Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa. Tập 139 Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không. Bản ấy có câu này, [hàm nghĩa] trong quang minh hiện cõi nước, trong cõi nước hiện Phật, trong Phật quang có thể thấy các cõi nước của mười phương chư Phật. Điều này quá hy hữu, cảnh giới ấy là cảnh giới Hoa Nghiêm. Vì thế, cổ nhân nói: Kinh này được gọi là Trung Bổn Hoa Nghiêm là có lý, lời lẽ ấy chẳng phải là nói tùy tiện. Chúng ta nghĩ tới sự thù thắng trong thế giới Cực Lạc, điều ấy cũng có thể khơi gợi chúng ta, khiến cho chúng ta tin sâu, phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ. Chỉ cần sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, quý vị nhất định viên mãn Bồ Đề trong một đời, có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo, tức Vô Thượng Bồ Đề. Pháp môn này ai nấy đều có phần, bất luận căn tánh như thế nào, thật sự chịu tu, chịu tin và chịu tu, người ấy chẳng phải là phàm nhân. Đừng thấy người ấy hiện thời dường như thiếu học thức, chẳng biết chữ, là hạng ông già, bà cả, người ta thiện căn trong đời quá khứ sâu dầy. Nếu không, người ấy vừa nghe, vừa thấy, vì sao liền tin tưởng? Vì sao có lắm kẻ đọc bộ kinh này vẫn nửa tin, nửa ngờ? Người này chẳng biết chữ, chưa hề niệm kinh, quý vị dạy người ấy niệm A Di Đà Phật, người ấy liền tin tưởng, lạ lùng thay! Thật ra, nếu quý vị thâm nhập kinh tạng, sẽ chẳng thấy kỳ quái. Trong đời quá khứ, trong A Lại Da Thức [của người ấy] đã có căn, đã có chủng tử Phật pháp sâu dầy, tương ứng với Tịnh Tông, nên mới có hiện tượng ấy. Người ấy chắc chắn thành tựu trong một đời.
    Like
    Love
    Haha
    Yay
    8
    0 Comments 0 Shares 478 Views 0 Reviews
  • Ở THỜI ĐẠI NÀY, CHÚNG TA TIẾP XÚC ĐƯỢC CHÁNH PHÁP LÀ CHÂN THẬT NHƯ TRÊN KINH ĐÃ NÓI: “VÔ LƯỢNG KIẾP ĐẾN NAY, NHÂN DUYÊN, PHƯỚC ĐỨC, THIỆN CĂN CHÍN MUỒI’, BẠN MỚI CÓ THỂ GẶP ĐƯỢC CHÁNH PHÁP.

    Gặp được chánh pháp có thể “tinh tấn, không thoái chuyển” thì ngay trong đời này nhất định thành tựu. Thế nhưng trong số người gặp được chánh pháp, chúng ta xem thấy người thoái tâm quá nhiều. Vì sao họ có thể thoái tâm?

    Vì thiện căn, phước đức, nhân duyên không đầy đủ. Trong ba điều kiện này, chỉ cần có một điều kiện không đầy đủ thì họ liền thoái tâm.

    Nếu cả ba điều kiện đều không đầy đủ thì làm gì có chuyện không thoái chuyển chứ? Nhất định bị thoái chuyển. Cho nên chính chúng ta nếu muốn ở trên đạo nghiệp giữ được không thoái chuyển thì bạn phải đặc biệt đề cao cảnh giác. Nếu thiện căn phước đức của chúng ta kém một chút cũng không nên lo, duyên thù thắng thì được.

    Chúng ta xem thấy trong chú giải kinh Quán Vô Lượng Thọ của Đại sư Thiện Đạo (chú giải của Ngài cũng gọi là Tứ Thiệp Sớ, được lưu thông rất rộng), chương Thượng Phẩm Thượng Sanh giảng được rất hay.

    Ngài nói, người niệm Phật vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, bốn cõi, ba bậc, chín phẩm đều là do gặp duyên không như nhau. Câu nói này chúng ta quyết không nên khinh suất xem lướt qua. Duyên là quan trọng, chúng ta gặp duyên không như nhau.

    Nếu như duyên của chúng ta thù thắng, cho dù thiện căn, phước đức của chúng ta có mỏng một chút cũng đều có thể đạt đến được thượng phẩm thượng sanh.

    Cách nói của Ngài cùng với cách nói của những người trước Ngài không giống nhau. Về trước, thông thường các đại đức phần nhiều cho rằng thượng tam phẩm vãng sanh đại khái đều là Bồ Tát; trung phẩm vãng sanh phải là A La Hán, Bích Chi Phật; phàm phu vãng sanh chỉ ở hạ phẩm.

    Cách nói của người xưa là như vậy, Ngài Thiện Đạo không nói như vậy. Ngài Thiện Đạo nói không liên quan với đại - tiểu thánh (đại thánh chính là Bồ Tát, tiểu thánh chính là Thanh Văn, Duyên Giác), mà là do duyên không như nhau.

    Câu nói này chính là nói phàm phu chúng ta đều có thể vãng sanh thượng thượng phẩm. Cái gì gọi là duyên? Đọc kinh mỗi ngày không gián đoạn, niệm Phật mỗi ngày không gián đoạn.

    TRÍCH PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH TẬP 1
    Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
    Giảng lần thứ 10 tại Singapore
    Xin thường niệm :
    A Di Đà Phật
    A Di Đà Phật
    A Di Đà Phật
    Ở THỜI ĐẠI NÀY, CHÚNG TA TIẾP XÚC ĐƯỢC CHÁNH PHÁP LÀ CHÂN THẬT NHƯ TRÊN KINH ĐÃ NÓI: “VÔ LƯỢNG KIẾP ĐẾN NAY, NHÂN DUYÊN, PHƯỚC ĐỨC, THIỆN CĂN CHÍN MUỒI’, BẠN MỚI CÓ THỂ GẶP ĐƯỢC CHÁNH PHÁP. Gặp được chánh pháp có thể “tinh tấn, không thoái chuyển” thì ngay trong đời này nhất định thành tựu. Thế nhưng trong số người gặp được chánh pháp, chúng ta xem thấy người thoái tâm quá nhiều. Vì sao họ có thể thoái tâm? Vì thiện căn, phước đức, nhân duyên không đầy đủ. Trong ba điều kiện này, chỉ cần có một điều kiện không đầy đủ thì họ liền thoái tâm. Nếu cả ba điều kiện đều không đầy đủ thì làm gì có chuyện không thoái chuyển chứ? Nhất định bị thoái chuyển. Cho nên chính chúng ta nếu muốn ở trên đạo nghiệp giữ được không thoái chuyển thì bạn phải đặc biệt đề cao cảnh giác. Nếu thiện căn phước đức của chúng ta kém một chút cũng không nên lo, duyên thù thắng thì được. Chúng ta xem thấy trong chú giải kinh Quán Vô Lượng Thọ của Đại sư Thiện Đạo (chú giải của Ngài cũng gọi là Tứ Thiệp Sớ, được lưu thông rất rộng), chương Thượng Phẩm Thượng Sanh giảng được rất hay. Ngài nói, người niệm Phật vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, bốn cõi, ba bậc, chín phẩm đều là do gặp duyên không như nhau. Câu nói này chúng ta quyết không nên khinh suất xem lướt qua. Duyên là quan trọng, chúng ta gặp duyên không như nhau. Nếu như duyên của chúng ta thù thắng, cho dù thiện căn, phước đức của chúng ta có mỏng một chút cũng đều có thể đạt đến được thượng phẩm thượng sanh. Cách nói của Ngài cùng với cách nói của những người trước Ngài không giống nhau. Về trước, thông thường các đại đức phần nhiều cho rằng thượng tam phẩm vãng sanh đại khái đều là Bồ Tát; trung phẩm vãng sanh phải là A La Hán, Bích Chi Phật; phàm phu vãng sanh chỉ ở hạ phẩm. Cách nói của người xưa là như vậy, Ngài Thiện Đạo không nói như vậy. Ngài Thiện Đạo nói không liên quan với đại - tiểu thánh (đại thánh chính là Bồ Tát, tiểu thánh chính là Thanh Văn, Duyên Giác), mà là do duyên không như nhau. Câu nói này chính là nói phàm phu chúng ta đều có thể vãng sanh thượng thượng phẩm. Cái gì gọi là duyên? Đọc kinh mỗi ngày không gián đoạn, niệm Phật mỗi ngày không gián đoạn. TRÍCH PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH TẬP 1 Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không Giảng lần thứ 10 tại Singapore Xin thường niệm : A Di Đà Phật 🙏 A Di Đà Phật 🙏 A Di Đà Phật 🙏
    Like
    Love
    Yay
    14
    2 Comments 0 Shares 433 Views 0 Reviews
  • QUÝ VỊ CÓ THỂ PHÁT HIỆN KHUYẾT ĐIỂM CỦA CHÍNH MÌNH NHƯ THẾ NÀO?

    Các Tịnh Tông đồng học chúng ta hiểu rõ rồi, quyết định chẳng làm chuyện ngốc nghếch. Ai nấy đều biết ẩn ác dương thiện, kẻ làm ác có lương tri sẽ nghĩ: “Ta làm ác, người khác đều tha thứ, cũng không đả động tới ta! Ta làm một tí chuyện tốt, họ đều tán dương”, từ từ đánh thức lương tâm của kẻ ấy, hắn bèn sửa đổi, quý vị đã giúp cho một người “quay đầu là bờ”.
    Chúng ta hãy cẩn thận quan sát dụng tâm của chư Phật, Bồ Tát, sẽ dần dần hiểu rõ, muốn học tập Phật. Thật ra, đối với những kẻ làm nhiều chuyện lầm lỗi, chúng ta gặp họ, dùng tâm thái gì để đối đãi họ? Nếu dùng tâm thái của Phật, cảnh giới của chúng ta sẽ được nâng cao. Bởi lẽ, những người ấy làm lành hay làm ác cũng đều là thiện tri thức của chúng ta, đều có thể giúp cho chúng ta tiến bộ hơn.

    Nho gia nói: “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư” (Ba người cùng đi, ắt có người là thầy ta). Ba người ấy là ai vậy? Chính mình là một, còn một người lành, một kẻ ác, hai người ấy đều là thầy của ta.
    Ta trông thấy người lành, nghĩ ngợi: Người ta có thiện hạnh, ta có hay không? Nếu ta không có, hãy học tập theo người ấy; nếu đã có thì phải gìn giữ.
    Kẻ làm ác cũng là thầy của ta, ta trông thấy, hãy suy nghĩ ta có phạm lỗi lầm ấy hay chăng. Hễ có, bèn sửa đổi; nếu không, hãy càng thêm gắng sức. Kẻ làm ác còn có ích cho chúng ta hơn người làm lành, vì sao? Trong khi tu sám hối, chư vị sẽ thấy: Ta tìm không được khuyết điểm của chính mình, dường như chính mình chẳng có khuyết điểm nào, thấy người khác toàn là khuyết điểm, chẳng thấy mình có một khuyết điểm nào hết!

    Quý vị có thể phát hiện khuyết điểm của chính mình như thế nào? Thấy khuyết điểm của người khác, hãy hồi quang phản chiếu xem ta có [khuyết điểm ấy] hay không, sẽ tìm ra. Đó là đại ân nhân, chân thiện tri thức của chính mình.
    Người ấy giúp quý vị sửa đổi, quý vị có thể nào chẳng cảm ơn người ấy hay chăng? Quý vị còn nói những điều sai quấy của kẻ ấy, đó là vong ân phụ nghĩa! Hãy cảm kích, tri ân, báo ân người ấy, thường hồi hướng công đức tu học của chính mình cho người ấy. Nếu không có người ấy, làm sao ta có thể tiến cao hơn? Nếu không do người ấy, làm sao biết chính mình còn có khuyết điểm?

    Do vậy, trong Đàn Kinh, Lục Tổ đã nói rất hay: “Nếu người thật sự tu đạo, chẳng thấy lỗi người khác”. Không có lỗi! Giống như diễn tuồng, người ấy đóng vai phản diện, nhằm nhắc nhở ta, đâu phải là người ấy thật sự có khuyết điểm!
    Chúng ta đối đãi với người ấy như Bồ Tát, người ấy không có khuyết điểm. Hành vi của người ấy đã giúp đỡ ta, khiến cho ta phát hiện lỗi lầm của chính mình. Chúng ta dùng tâm thái này, đó là Bồ Tát tâm, là Bồ Đề tâm.
    Tổ sư đại đức bảo kẻ quên mất Bồ Đề tâm, dẫu tu hết thảy thiện pháp vẫn gọi là ma, chẳng phải là Phật. Chắc chắn Phật chẳng thể rời khỏi Bồ Đề tâm, chúng ta phải học tập điều này, thời thời khắc khắc đừng quên gieo trồng các cội đức.

    Trích từ bài giảng Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 12
    Pháp Sư Tịnh Không chủ giảng
    Xin thường niệm :
    A Di Đà Phật
    A Di Đà Phật
    A Di Đà Phật
    QUÝ VỊ CÓ THỂ PHÁT HIỆN KHUYẾT ĐIỂM CỦA CHÍNH MÌNH NHƯ THẾ NÀO? Các Tịnh Tông đồng học chúng ta hiểu rõ rồi, quyết định chẳng làm chuyện ngốc nghếch. Ai nấy đều biết ẩn ác dương thiện, kẻ làm ác có lương tri sẽ nghĩ: “Ta làm ác, người khác đều tha thứ, cũng không đả động tới ta! Ta làm một tí chuyện tốt, họ đều tán dương”, từ từ đánh thức lương tâm của kẻ ấy, hắn bèn sửa đổi, quý vị đã giúp cho một người “quay đầu là bờ”. Chúng ta hãy cẩn thận quan sát dụng tâm của chư Phật, Bồ Tát, sẽ dần dần hiểu rõ, muốn học tập Phật. Thật ra, đối với những kẻ làm nhiều chuyện lầm lỗi, chúng ta gặp họ, dùng tâm thái gì để đối đãi họ? Nếu dùng tâm thái của Phật, cảnh giới của chúng ta sẽ được nâng cao. Bởi lẽ, những người ấy làm lành hay làm ác cũng đều là thiện tri thức của chúng ta, đều có thể giúp cho chúng ta tiến bộ hơn. Nho gia nói: “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư” (Ba người cùng đi, ắt có người là thầy ta). Ba người ấy là ai vậy? Chính mình là một, còn một người lành, một kẻ ác, hai người ấy đều là thầy của ta. Ta trông thấy người lành, nghĩ ngợi: Người ta có thiện hạnh, ta có hay không? Nếu ta không có, hãy học tập theo người ấy; nếu đã có thì phải gìn giữ. Kẻ làm ác cũng là thầy của ta, ta trông thấy, hãy suy nghĩ ta có phạm lỗi lầm ấy hay chăng. Hễ có, bèn sửa đổi; nếu không, hãy càng thêm gắng sức. Kẻ làm ác còn có ích cho chúng ta hơn người làm lành, vì sao? Trong khi tu sám hối, chư vị sẽ thấy: Ta tìm không được khuyết điểm của chính mình, dường như chính mình chẳng có khuyết điểm nào, thấy người khác toàn là khuyết điểm, chẳng thấy mình có một khuyết điểm nào hết! Quý vị có thể phát hiện khuyết điểm của chính mình như thế nào? Thấy khuyết điểm của người khác, hãy hồi quang phản chiếu xem ta có [khuyết điểm ấy] hay không, sẽ tìm ra. Đó là đại ân nhân, chân thiện tri thức của chính mình. Người ấy giúp quý vị sửa đổi, quý vị có thể nào chẳng cảm ơn người ấy hay chăng? Quý vị còn nói những điều sai quấy của kẻ ấy, đó là vong ân phụ nghĩa! Hãy cảm kích, tri ân, báo ân người ấy, thường hồi hướng công đức tu học của chính mình cho người ấy. Nếu không có người ấy, làm sao ta có thể tiến cao hơn? Nếu không do người ấy, làm sao biết chính mình còn có khuyết điểm? Do vậy, trong Đàn Kinh, Lục Tổ đã nói rất hay: “Nếu người thật sự tu đạo, chẳng thấy lỗi người khác”. Không có lỗi! Giống như diễn tuồng, người ấy đóng vai phản diện, nhằm nhắc nhở ta, đâu phải là người ấy thật sự có khuyết điểm! Chúng ta đối đãi với người ấy như Bồ Tát, người ấy không có khuyết điểm. Hành vi của người ấy đã giúp đỡ ta, khiến cho ta phát hiện lỗi lầm của chính mình. Chúng ta dùng tâm thái này, đó là Bồ Tát tâm, là Bồ Đề tâm. Tổ sư đại đức bảo kẻ quên mất Bồ Đề tâm, dẫu tu hết thảy thiện pháp vẫn gọi là ma, chẳng phải là Phật. Chắc chắn Phật chẳng thể rời khỏi Bồ Đề tâm, chúng ta phải học tập điều này, thời thời khắc khắc đừng quên gieo trồng các cội đức. Trích từ bài giảng Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 12 Pháp Sư Tịnh Không chủ giảng Xin thường niệm : A Di Đà Phật 🙏 A Di Đà Phật 🙏 A Di Đà Phật 🙏
    Like
    Love
    5
    0 Comments 0 Shares 376 Views 0 Reviews
  • TAY CẦM TRÀNG HẠT' MIỆNG NIỆM "A DI ĐÀ PHẬT" ĐÓ LÀ GIEO CHỦNG TỬ CHO CHÚNG SANH

    Chúng ta hãy giúp những kẻ không tin gieo chủng tử. Giúp kẻ không tin gieo chủng tử bằng cách nào? Trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, tay cầm tràng hạt (xâu chuỗi), miệng niệm A Di Đà Phật, đó là gieo chủng tử cho chúng sanh. Trên đường đi, quý vị vừa đi vừa niệm Phật, người bên cạnh hữu ý hay vô tình nghe, thấy, đã gieo chủng tử vào A Lại Da Thức, kết duyên với Tịnh Độ Tông. Chủng tử ấy gọi là “chủng tử kim cang”, vĩnh viễn bất hoại. Trong đời kế tiếp hoặc đời sau, gặp duyên, chủng tử ấy sẽ khởi hiện hành, khởi tác dụng. Do vậy nói người xuất gia dẫu bất hảo, nói trắng ra là người xuất gia ấy phá giới, công đức vẫn to hơn quý vị, vì sao? Người ấy mặc y phục [biểu thị cho] hình tượng [Phật giáo], vừa đi ra ngoài, người ta trông thấy, đã gieo chủng tử về ấn tượng nơi Phật, quý vị chẳng có năng lực ấy! Tuyệt diệu lắm! Quý vị nói xem: Trong một đời này, người ấy đã gieo thiện căn cho bao nhiêu người? Hãy nên tôn kính [người xuất gia, dẫu người ấy có phá giới đi nữa] là do đạo lý này! Xưa kia, tôi dạy học trong nhà trường, dạy tại đại học mấy năm, dạy khoảng năm năm, tôi bảo các đồng học, khi ấy, các đồng học trong nhà trường dường như cảm thấy học Phật sẽ bị kẻ khác chê là mê tín, khó chịu lắm, nên lén lút học Phật. Tôi bảo họ: “Các vị phải chánh đại quang minh mà học, phải phổ độ chúng sanh. Tay đeo xâu chuỗi, đừng sợ kẻ khác cười. Dẫu người ta có cười nhạo quý vị: ‘Anh xem gã bạn học đó mê tín quá chừng!’ Tuy nói các vị mê tín, chủng tử Phật của người ấy đã được gieo xuống rồi, đó là chuyện tốt, đâu phải chuyện xấu”. Trên bìa sách học dùng trong nhà trường đều có đề tên, tôi nói: Quý vị đừng viết tên họ của mình, mà hãy ghi A Di Đà Phật, người ta trông thấy cuốn sách ấy bèn niệm A Di Đà Phật. Quý vị thấy đó, chẳng phải là lại độ được một người hay chăng? Rất nhiều đồng học thật sự sử dụng phương pháp này của tôi; về sau, dần dần trở thành một phong cách. Vì thế, phương tiện thiện xảo rộng độ hữu tình. Nếu chúng ta hiểu đại đạo lý, đại nhân duyên ở đây, sẽ đối với người xuất gia, đối với người niệm Phật khởi tâm cung kính, hình tượng họ đã biểu lộ cũng nhằm biểu thị pháp, công đức thù thắng khôn sánh!

    TRÍCH TỪ BÀI GIẢNG TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA (TẬP 12) HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG GIẢNG
    TAY CẦM TRÀNG HẠT' MIỆNG NIỆM "A DI ĐÀ PHẬT" ĐÓ LÀ GIEO CHỦNG TỬ CHO CHÚNG SANH Chúng ta hãy giúp những kẻ không tin gieo chủng tử. Giúp kẻ không tin gieo chủng tử bằng cách nào? Trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, tay cầm tràng hạt (xâu chuỗi), miệng niệm A Di Đà Phật, đó là gieo chủng tử cho chúng sanh. Trên đường đi, quý vị vừa đi vừa niệm Phật, người bên cạnh hữu ý hay vô tình nghe, thấy, đã gieo chủng tử vào A Lại Da Thức, kết duyên với Tịnh Độ Tông. Chủng tử ấy gọi là “chủng tử kim cang”, vĩnh viễn bất hoại. Trong đời kế tiếp hoặc đời sau, gặp duyên, chủng tử ấy sẽ khởi hiện hành, khởi tác dụng. Do vậy nói người xuất gia dẫu bất hảo, nói trắng ra là người xuất gia ấy phá giới, công đức vẫn to hơn quý vị, vì sao? Người ấy mặc y phục [biểu thị cho] hình tượng [Phật giáo], vừa đi ra ngoài, người ta trông thấy, đã gieo chủng tử về ấn tượng nơi Phật, quý vị chẳng có năng lực ấy! Tuyệt diệu lắm! Quý vị nói xem: Trong một đời này, người ấy đã gieo thiện căn cho bao nhiêu người? Hãy nên tôn kính [người xuất gia, dẫu người ấy có phá giới đi nữa] là do đạo lý này! Xưa kia, tôi dạy học trong nhà trường, dạy tại đại học mấy năm, dạy khoảng năm năm, tôi bảo các đồng học, khi ấy, các đồng học trong nhà trường dường như cảm thấy học Phật sẽ bị kẻ khác chê là mê tín, khó chịu lắm, nên lén lút học Phật. Tôi bảo họ: “Các vị phải chánh đại quang minh mà học, phải phổ độ chúng sanh. Tay đeo xâu chuỗi, đừng sợ kẻ khác cười. Dẫu người ta có cười nhạo quý vị: ‘Anh xem gã bạn học đó mê tín quá chừng!’ Tuy nói các vị mê tín, chủng tử Phật của người ấy đã được gieo xuống rồi, đó là chuyện tốt, đâu phải chuyện xấu”. Trên bìa sách học dùng trong nhà trường đều có đề tên, tôi nói: Quý vị đừng viết tên họ của mình, mà hãy ghi A Di Đà Phật, người ta trông thấy cuốn sách ấy bèn niệm A Di Đà Phật. Quý vị thấy đó, chẳng phải là lại độ được một người hay chăng? Rất nhiều đồng học thật sự sử dụng phương pháp này của tôi; về sau, dần dần trở thành một phong cách. Vì thế, phương tiện thiện xảo rộng độ hữu tình. Nếu chúng ta hiểu đại đạo lý, đại nhân duyên ở đây, sẽ đối với người xuất gia, đối với người niệm Phật khởi tâm cung kính, hình tượng họ đã biểu lộ cũng nhằm biểu thị pháp, công đức thù thắng khôn sánh! TRÍCH TỪ BÀI GIẢNG TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA (TẬP 12) HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG GIẢNG
    Like
    Love
    6
    0 Comments 1 Shares 798 Views 0 Reviews
  • Hoà Thượng Tịnh Không
    “CÁCH BÁO ÂN PHẬT TRIỆT ĐỂ NHẤT”.
    Chúng ta phải tĩnh tâm, quan sát tường tận mới biết, pháp môn này vượt qua tất cả các pháp môn. Trong vô lượng vô tận pháp môn, pháp môn niệm Phật đứng hàng đầu. Vì thế vào thời Càn Long, pháp sư Từ Vân Quán Đảnh, trong chú giải Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói rằng, nếu chúng ta gặp thiên tai thảm họa lớn, tất cả kinh điển pháp môn đều không cứu được, đều không có hiệu quả. Sau cùng vẫn còn một pháp môn chắc chắn cứu được, là pháp môn gì? Là chân thật niệm Phật. Câu sáu chữ hồng danh này có thể cứu độ mọi ách nạn, hiệu quả thù thắng hơn bất kỳ phương pháp kinh sám Phật sự nào. Đáng tiếc tuyên dương chưa rốt ráo, xã hội đại chúng rất ít người biết. Họ gặp thiên tai liền lạy sám, lạy Lương Hoàng Sám, lạy Thủy Lục Sám, pháp hội Thủy Lục. Đại sư Quán Đảnh nói với chúng ta, những nghi thức sám hối này đều không có hiệu quả, pháp môn niệm Phật có hiệu quả.

    Bởi vậy chúng ta mới biết, thiền sư Trung Phong biên tập Tam Thời Hệ Niệm Pháp Sự, đó là dụng ý gì? Mọi nghi thức sám hối đều mất hiệu quả, phương pháp niệm Phật được. Lấy Kinh Di Đà, và một câu Phật hiệu làm chủ! Câu Phật hiệu này, dùng thiền để nói là vô thượng thâm diệu thiền.

    “Đối với lời nói tối thượng, có thể tín thọ”. Niệm Lão nói, nếu có thể tin, có thể tiếp nhận, “tức nhờ thâm ân của Phật”, ta nhờ ân huệ của Phật. “Mở con mắt trí tuệ cho ta, được thân quang minh”. Điều này không phải tương lai, không phải đến thế giới Cực Lạc, đạt được ngay hiện tại! Trí tuệ nhãn tức không còn mê hoặc, thân quang minh là không gặp bất kỳ thiên tai thảm họa nào.

    “Ngôn ngữ tâm ấn trên, cũng tức là ấn Như Lai tâm tâm tương ấn”. Điều này ở trước nói rất nhiều, chúng ta niệm câu Phật hiệu này, là tâm tâm tương ưng với Phật A Di Đà. “Chư tổ lấy tâm truyền tâm, nghe bảo ấn này, dù tan thân cũng khó báo đáp”. Chư Phật Như Lai, tổ sư đại đức, có cần ta báo ân chăng? Không cần. Chư Phật Như Lai, chư vị tổ sư đại đức cùng một tâm nguyện với Phật, phổ độ chúng sanh thành Phật.

    Chúng ta phải chân tâm thật thà niệm Phật, đời này chắc chắn vãng sanh, vãng sanh nhất định thành Phật, đây là cách báo ân Phật triệt để nhất. Nói cách khác, đời này chúng ta không thể vãng sanh, tức là cô phụ ân đức Phật tổ. Có được nhận thức này không dễ, nhất định phải biết quý trọng, phải y giáo phụng hành.

    Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 267
    Chủ giảng: Hoà Thượng Tịnh Không
    Nam Mô a Di Đà Phật
    Hoà Thượng Tịnh Không “CÁCH BÁO ÂN PHẬT TRIỆT ĐỂ NHẤT”. Chúng ta phải tĩnh tâm, quan sát tường tận mới biết, pháp môn này vượt qua tất cả các pháp môn. Trong vô lượng vô tận pháp môn, pháp môn niệm Phật đứng hàng đầu. Vì thế vào thời Càn Long, pháp sư Từ Vân Quán Đảnh, trong chú giải Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói rằng, nếu chúng ta gặp thiên tai thảm họa lớn, tất cả kinh điển pháp môn đều không cứu được, đều không có hiệu quả. Sau cùng vẫn còn một pháp môn chắc chắn cứu được, là pháp môn gì? Là chân thật niệm Phật. Câu sáu chữ hồng danh này có thể cứu độ mọi ách nạn, hiệu quả thù thắng hơn bất kỳ phương pháp kinh sám Phật sự nào. Đáng tiếc tuyên dương chưa rốt ráo, xã hội đại chúng rất ít người biết. Họ gặp thiên tai liền lạy sám, lạy Lương Hoàng Sám, lạy Thủy Lục Sám, pháp hội Thủy Lục. Đại sư Quán Đảnh nói với chúng ta, những nghi thức sám hối này đều không có hiệu quả, pháp môn niệm Phật có hiệu quả. Bởi vậy chúng ta mới biết, thiền sư Trung Phong biên tập Tam Thời Hệ Niệm Pháp Sự, đó là dụng ý gì? Mọi nghi thức sám hối đều mất hiệu quả, phương pháp niệm Phật được. Lấy Kinh Di Đà, và một câu Phật hiệu làm chủ! Câu Phật hiệu này, dùng thiền để nói là vô thượng thâm diệu thiền. “Đối với lời nói tối thượng, có thể tín thọ”. Niệm Lão nói, nếu có thể tin, có thể tiếp nhận, “tức nhờ thâm ân của Phật”, ta nhờ ân huệ của Phật. “Mở con mắt trí tuệ cho ta, được thân quang minh”. Điều này không phải tương lai, không phải đến thế giới Cực Lạc, đạt được ngay hiện tại! Trí tuệ nhãn tức không còn mê hoặc, thân quang minh là không gặp bất kỳ thiên tai thảm họa nào. “Ngôn ngữ tâm ấn trên, cũng tức là ấn Như Lai tâm tâm tương ấn”. Điều này ở trước nói rất nhiều, chúng ta niệm câu Phật hiệu này, là tâm tâm tương ưng với Phật A Di Đà. “Chư tổ lấy tâm truyền tâm, nghe bảo ấn này, dù tan thân cũng khó báo đáp”. Chư Phật Như Lai, tổ sư đại đức, có cần ta báo ân chăng? Không cần. Chư Phật Như Lai, chư vị tổ sư đại đức cùng một tâm nguyện với Phật, phổ độ chúng sanh thành Phật. Chúng ta phải chân tâm thật thà niệm Phật, đời này chắc chắn vãng sanh, vãng sanh nhất định thành Phật, đây là cách báo ân Phật triệt để nhất. Nói cách khác, đời này chúng ta không thể vãng sanh, tức là cô phụ ân đức Phật tổ. Có được nhận thức này không dễ, nhất định phải biết quý trọng, phải y giáo phụng hành. Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 267 Chủ giảng: Hoà Thượng Tịnh Không Nam Mô a Di Đà Phật
    Like
    Love
    9
    1 Comments 0 Shares 823 Views 0 Reviews
More Stories